Tổng quan Thủy_sản

Theo tổ chức FAO thì việc nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Trong đó, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Gần 90% của ngành thủy sản của thế giới được khai thác từ biển và đại dương, so với sản lượng thu được từ các vùng nước nội địa.

Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Đánh bắt quá mức, bao gồm cả việc lấy cá vượt quá mức bền vững, giảm trữ lượng cá và việc làm ở nhiều vùng trên thế giới.

Ðất để nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các thủy sản là động thực vật hoang dã, nhưng nuôi trồng thủy sản đang gia tăng. Canh tác có thể thực hiện ở ngay các vùng ven biển, chẳng hạn như với các trang trại hàu, nhưng hiện này vẫn thường canh tác trong vùng nước nội địa, trong các hồ, ao, bể chứa và các hình thức khác.